Những đôi loa màng kim cương của Raidho Acoustics vốn luôn là một tác phẩm được cộng đồng người yêu nhạc mến mộ nhờ độ chi tiết và độ kỹ thuật, tuy nhiên cũng vô cùng nổi tiếng trong việc kén chọn nguồn phối ghép. Thông thường có những combo đã minh chứng được độ ăn cùng với Raidho như Moon by Simaudio hay Chord Electronics, trải qua nhiều show âm thanh High-End trên thế giới. Thế nhưng Audio LAB vừa được một audiophile tại Hà Thành mời đến trải nghiệm một hệ thống kết hợp Raidho và Pass Labs, một thương hiệu cũng vô cùng nổi tiếng nhưng combo này lại khá ít xuất hiện.
Đôi loa Raidho Acoustics D-5.1 là một sản phẩm đã minh chứng được chất lượng qua nhiều buổi triễn lãm lớn tại Việt Nam và được phối ghép chung với hệ thống nguồn phát cao cấp nhất của Esoteric K-01XD (SACD Player) và mâm than và phono Esoteric Grandioso T1, Pre Pass Labs XS và cặp poweramp XS-300. Hệ thống nguồn và dây nguồn Shunyata cùng các dây dẫn của Transparent.
Tất nhiên những bài viết về các sản phẩm này cũng đã khá nhiều rồi và mình cũng chẳng cầng phải tập trung quá nhiều cho các thiết bị âm thanh trong bộ dàn vì đều là những sản phẩm cao cấp bậc nhất trong giới Ultra High-End.
Điều đầu tiên khiến mình lo lắng nhất trong hệ thống âm thanh này không phải là liệu Pass Labs XS300 có thể kéo nổi được cặp đôi loa Raidho D-5.1 hay không, mà đó là nhiệt của cặp đôi Monoblock đầu bảng Pass Labs 300W ở Class A này tỏa ra căn phòng là bao nhiêu, Pass Labs XS300 phải hoạt động được bao nhiêu phần trăm công lực mới có thể tạo nên một năng lượng dải trầm. Và thực tế khi mình nghe hệ thống này thì mặt trước đồng hồ của XS300 không quá nhiều lần vượt ngưỡng hơn 70%.
Thể hiện khả năng cấp dòng và tốc độ cấp dòng trứ danh của Class A nói riêng và Pass Labs nói chung. Và quan trọng nhất với những bạn đọc có lẽ chất âm của hệ thống này như thế nào, nếu so với những setup quen thuộc thì có gì khác nhau.
Đầu tiên có lẽ là ở dải cao của Raidho D-5.1 trước giờ với một số người nghe chưa quen với dải cao của loa mành, có thể cảm thấy dễ fatigue, mệt tai hay thậm chí là dải cao hơi nóng. Thì thực tế với Pass Labs XS300 thể hiện có một cảm giác mềm mượt hơn và dễ nghe ở dải cao.
Ở dải trung âm có lẽ là điểm mạnh nhất của cả combo này, một giọng ca có độ ấm áp và có chiều sâu tương tự như những setup đèn Ultra High-End. Tuy nhiên lại có được một độ kỹ thuật, tốc độ và sự trong trẻo cực kỳ ấn tượng. Mang được điểm mạnh nhất của Raidho đó là khả năng kỹ thuật, tốc độ và độ chi tiết với những nét nhạc tính, ấm áp của Class A Pass Labs.
Ở dải trầm mình cảm nhận được tốc độ của Raidho và đôi chút là sự tròn trịa của những sợi dây Transparent, mềm mại của Pass Labs. Một trải nghiệm cũng khá thú vị và khá mới lạ so với những gì mà mình trước đây được nghe trên Raidho.
Nếu so với combo quen thuộc là MOON 860A v2 thì mình cảm giác chất âm của Pass Labs có cảm giác ấm áp hơn còn MOON hướng đến flow của âm nhạc, giai điệu. Còn với Chord Electronics đó là cảm giác hướng đến sự hùng tráng và tốc độ hơn.
Mình thực sự cảm thấy may mắn khi được làm một editor về âm thanh khi được trải nghiệm nhiều hệ thống setup khác nhau và cùng một đôi loa Ultra High-End như Raidho Acoustics D-5.1 nhưng thể hiện được nhiều bộ mặt khác nhau khi được phối ghép với những nguồn phát và ampli khác nhau.
Đôi loa Raidho Acoustics D-5.1 là một sản phẩm đã minh chứng được chất lượng qua nhiều buổi triễn lãm lớn tại Việt Nam và được phối ghép chung với hệ thống nguồn phát cao cấp nhất của Esoteric K-01XD (SACD Player) và mâm than và phono Esoteric Grandioso T1, Pre Pass Labs XS và cặp poweramp XS-300. Hệ thống nguồn và dây nguồn Shunyata cùng các dây dẫn của Transparent.
Tất nhiên những bài viết về các sản phẩm này cũng đã khá nhiều rồi và mình cũng chẳng cầng phải tập trung quá nhiều cho các thiết bị âm thanh trong bộ dàn vì đều là những sản phẩm cao cấp bậc nhất trong giới Ultra High-End.
Điều đầu tiên khiến mình lo lắng nhất trong hệ thống âm thanh này không phải là liệu Pass Labs XS300 có thể kéo nổi được cặp đôi loa Raidho D-5.1 hay không, mà đó là nhiệt của cặp đôi Monoblock đầu bảng Pass Labs 300W ở Class A này tỏa ra căn phòng là bao nhiêu, Pass Labs XS300 phải hoạt động được bao nhiêu phần trăm công lực mới có thể tạo nên một năng lượng dải trầm. Và thực tế khi mình nghe hệ thống này thì mặt trước đồng hồ của XS300 không quá nhiều lần vượt ngưỡng hơn 70%.
Thể hiện khả năng cấp dòng và tốc độ cấp dòng trứ danh của Class A nói riêng và Pass Labs nói chung. Và quan trọng nhất với những bạn đọc có lẽ chất âm của hệ thống này như thế nào, nếu so với những setup quen thuộc thì có gì khác nhau.
Đầu tiên có lẽ là ở dải cao của Raidho D-5.1 trước giờ với một số người nghe chưa quen với dải cao của loa mành, có thể cảm thấy dễ fatigue, mệt tai hay thậm chí là dải cao hơi nóng. Thì thực tế với Pass Labs XS300 thể hiện có một cảm giác mềm mượt hơn và dễ nghe ở dải cao.
Ở dải trung âm có lẽ là điểm mạnh nhất của cả combo này, một giọng ca có độ ấm áp và có chiều sâu tương tự như những setup đèn Ultra High-End. Tuy nhiên lại có được một độ kỹ thuật, tốc độ và sự trong trẻo cực kỳ ấn tượng. Mang được điểm mạnh nhất của Raidho đó là khả năng kỹ thuật, tốc độ và độ chi tiết với những nét nhạc tính, ấm áp của Class A Pass Labs.
Ở dải trầm mình cảm nhận được tốc độ của Raidho và đôi chút là sự tròn trịa của những sợi dây Transparent, mềm mại của Pass Labs. Một trải nghiệm cũng khá thú vị và khá mới lạ so với những gì mà mình trước đây được nghe trên Raidho.
Mình thực sự cảm thấy may mắn khi được làm một editor về âm thanh khi được trải nghiệm nhiều hệ thống setup khác nhau và cùng một đôi loa Ultra High-End như Raidho Acoustics D-5.1 nhưng thể hiện được nhiều bộ mặt khác nhau khi được phối ghép với những nguồn phát và ampli khác nhau.