Audio Review Đánh giá Audiolab 7000A: Chiếc Amply tích hợp dành cho không gian gia đình

Vũ Bùi

Administrator
a7000 (4 of 7).jpg


Audio Lab 7000A – Một sản phẩm được cộng đồng người yêu nhạc cực kỳ trông đợi để có thể thay thế và mang nhiều nâng cấp hơn so với người tiền nhiệm danh tiếng mẫu Amply tích hợp Audio Lab 6000A. Nếu chỉ so về mức giá thì cũng có thể thấy được sự chênh lệch không hề nhỏ, khi 6000A có mức giá khoảng 24 triệu thì 7000A có mức giá lên đến 38 triệu. Như vậy sự nâng cấp về công nghệ, chất âm của 7000A có thực sự đáng giá hay không, mời quý vị cùng theo Audiolab trải nghiệm chi tiết Audio Lab 7000A nhé.


Mọi người cũng có thể theo dõi video của bạn Ngọc Trần, giới thiệu và đánh giá bộ dàn phối ghép Mission 700, cùng nguồn phát Audio Lab 7000CDT, Amply tích hợp 7000A cùng bộ lọc nguồn Audiolab DC Block 6. Trong bài viết này mình sẽ đi sâu hơn vào chiếc Amply 7000A về cả chi tiết kỹ thuật, các tính năng và quan trọng nhất là chất lượng âm thanh trong hệ thống phối ghép.
a7000 (6 of 7).jpg


Đầu tiên, Audio Lab 7000A vẫn mang một phong cách thiết kế khá gọn đặc trưng của thương hiệu đến từ Anh Quốc với kích thước khá mỏng, tương đương với các thiết bị rackmount 1U được kế thừa từ mẫu 8000A nguyên bản 1983. Ở mặt trước, mọi người có thể thấy nhiều điểm tương đồng với 6000A khi có 3 cụm điều điều khiển âm lượng và các chế độ input khác nhau. Màn hình LCD ở giữa sản phẩm là nơi thể hiện được sự khác biệt giữa 6000A và 7000A, khi phiên bản mới có hiển thị màn hình màu cùng những thông số kỹ thuật, VU meter… so với 6000A chỉ những con số đèn LED khá đơn giản.

e76ea659949f1b584c299142612caadc.jpg


Mặt sau của 7000A cũng có khá nhiều điểm tương đồng với người tiền nhiệm 6000A khi có đầy đủ những cổng kết nối input và cả output – tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất đó là sự hiện diện của cổng USB-B và cổng HDMI ARC. Người dung cũng có thể tận dụng mạch phono tích hợp trên 7000A, khi sử dụng sò JFET để khuếch đại thay vì sử dụng opamp phổ thông, tuy nhiên để có chất âm tốt nhất thì vẫn nên sử dụng phono rời. Ở mặt sau cũng có một điểm đáng lưu ý là cổng Pre-Out RCA có thể được sử dụng để biến 7000A thành một DAC/Pre hoặc kết nối với các loa subwoofer chủ động trong dàn 2.1.

Screen Shot 2023-03-23 at 11.14.59.png


Bỏ qua những yếu tố bên ngoài nếu chúng ta đi thẳng vào bên trong linh kiện của Audio Lab 7000A, thì có thể thấy 7000A vẫn giữ được nét thiết kế của một mạch Amply truyền thống Class AB. Một biến áp xuyến cấp nguồn cho toàn bộ các linh kiện bên trong từ mạch DAC ES9038Q2M cho đến mạch khuếch đại Dual-Mono với 2 sò BJT (Bipolar) cho mỗi kênh gắn trên khối kim loại tản nhiệt.

batch_DSC07963.JPG


Nếu về thông số chi tiết các bạn có thể xem trực tiếp trên website của Audiolab.co.uk (đừng nhầm với audiolab.vn nha). Những thông số chính mà các bạn cần quan tâm đó là mức công suất lên đến 2x70 Watt (8 Ohm) và 2x110 Watt (4 Ohm) cùng khả năng giải mã MQA, DSD 512, PCM 768kHz. Trong phần đánh giá chất âm mình sẽ chủ yếu đánh giá ở chế độ Amply tích hợp (Integrated) bao gồm cả DAC giải mã, vì mình nghĩ đa số người dùng mua 7000A về sẽ sử dụng ở chế độ này.

Khi test mình chủ yếu sử dụng nguồn nhạc từ đầu CD Transport 7000CDT và máy tính cắm trực tiếp qua cổng USB-B. Mình có test thử chức năng Bluetooth aptX LL của 7000A thì chất âm có cảm giác bị vỡ và mất chi tiết hơn so với việc sử dụng các phương thức cắm dây truyền thống, nên trường hợp bạn lười thì vẫn có thể sử dụng nhưng sẽ mất đi khá đáng kể về chất lượng trải nghiệm.

a7000 (3 of 7).jpg


Điểm đầu tiên ấn tượng với mình khi sử dụng chiếc Amply 7000A này là khả năng tái tạo giọng ca ở dải trung âm. Từ giọng ca ấm áp của Nat King Cole, Frank Sinatra cho đến những giọng nữ tinh tế như Amy Winehouse, Melody Gardot và cả giọng ca Bích Ngọc, Thùy Chi… đều được thể hiện mượt mà, đầy đặn và quan trọng nhất mang đến toàn vẹn những xúc cảm cho người nghe. Dù cho những bản thu bị nén, compressed hay chất lượng thấp, Audio Lab 7000A vẫn có một cách truyền tải giọng ca một cách vô cùng dễ chịu, mượt mà… một điều vô cùng tuyệt vời cho đại đa số người dùng chỉ muốn thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

Screen Shot 2023-03-23 at 11.12.59.png


Và không chỉ dừng lại ở một giọng ca mượt mà, tình cảm, Audio Lab 7000A cũng mang đến những nhạc cụ sự đầy đặn, dày, có thể cảm nhận được body của từng nhạc cụ, ví dụ như trong bản Jazz ‘La Rosita’ của Scott Hamilton. Tuy nhiên, nếu phải soi xét kỹ thuật hơn thì những chiếc Amply tích hợp phân khúc cao cấp hay thậm chí là mẫu đầu bảng Audio Lab 9000A, mang đến cho mình cảm giác nhứng chi tiết dải cao tươi và sáng hơn so với Audio Lab 7000A có cảm giác hơi ấm áp, roll-off sớm.

Về dải trầm của Audio Lab 7000A khi trải nghiệm với đôi loa Mission 700, cho mình cảm giác tròn trịa, nền âm rất có lực, chắc chắn và thể hiện khả năng kiểm soát màng loa woofer rất tốt khi có thể đánh được khá sâu, nghe nhạc trẻ V-Pop hay thậm chí là K-Pop cũng rất thoải mái. Mình cũng muốn lưu ý với mọi người rằng với mức công suất 70 Watt tại 8 Ohm của 7000A có thể dễ dàng phối ghép với những đôi loa Bookshelf hay những đôi loa có độ nhạy cao thường thấy trong các hệ thống âm thanh gia đình. Tuy nhiên khi phối ghép với những đôi loa cột cao cấp, nhiều đường tiếng có độ nhạy khoảng từ 87dB trở xuống các bạn nên cẩn thận nghe thử trước khi quyết định.

Tổng thể về màu âm của chiếc Amply Audio Lab 7000A mình cảm thấy là một sự lựa chọn khá an toàn khi có dải trung âm đẹp, mượt mà và dễ nghe, khá an toàn trong việc phối ghép với nhiều mẫu loa khác nhau và đặc biệt phù hợp với gu nghe nhạc của người Việt khi có thể dễ dàng chơi những thể loại nhạc trữ tình.

Screen Shot 2023-03-23 at 11.12.02.png


Đi sâu hơn đôi chút khi nghe những thể loại nhạc khó hơn như Classical và Neo-Classical, màu âm đẹp đẽ của Audiolab 7000A cũng được thể hiện rõ ràng nhưng khả năng bóc tách và tốc độ của chiếc Amply này bắt đầu thể hiện đôi chút hụt hơi.

Khi nghe Symphony No.7 của Beethoven do Karajan chỉ huy, phân đoạn II.Allegreto, nhịp điệu và cảm xúc được thể hiện khó rõ ràng, vẫn có thể chỉ rõ các bộ dàn ở vị trí nào. Tuy nhiên nếu đi sâu vào âm hình, các cấu trúc lớp lang của bộ dàn giao hưởng có cảm giác hơi mờ cũng như những tiếng ngân của bộ đàn dây như violin có cảm giác vẫn còn tương đối ngắn.

Điều này được cải thiện rõ rệt khi mình sử dụng chiếc DAC rời Ayre Codex để thay thế cho bộ DAC tích hợp 9038Q2M bên trong, lúc này khả năng bóc tách của 7000A gần như hoàn toàn khác biệt thể hiện được rõ nét chiều sâu của những bộ dàn nhạc cụ giao hưởng. Chính vì vậy nếu như các bạn muốn nâng cấp chất lượng âm thanh cho chiếc Amply tích hợp này thì việc đầu tiên là sử dụng một chiếc DAC rời cao cấp hơn để cải thiện được độ chi tiết và khả năng bóc tách cho amply.

batch_DSC07959.JPG


Nếu chỉ xét về mạch khuếch đại của Audiolab 7000A, mình cảm thấy đây là một món hang hiếm trong phân khúc dưới 40 triệu khi có một màu âm mượt mà dễ nghe và khá trong trẻo của mạch khuếch đại Class AB sử dụng 4 sò Bipolar, giữa một thị trường đa số là Class D hay các giải pháp Class AB chip tích hợp như LM3886, TDA7294… Việc bổ sung thêm những tính năng như mạch giải mã DAC, HDMI hay Bluetooth là điều cần thiết đối với đa số người dùng, chỉ cần thêm một đôi loa là đã hoàn thành hệ thống âm thanh gia đình và 7000A thực hiện rất tốt nhiệm vụ đó, đáp ứng một màu âm đẹp dễ nghe cho người nghe. Tuy nhiên nếu các bạn sẵn sàng nâng cấp chất lượng âm thanh với một chiếc DAC giải mã rời thì mình nghĩ đây sẽ là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời dành cho những người chơi loa nhỏ hoặc các loa có độ nhạy vừa phải

Pros:
  • Màu âm đẹp đẽ, mượt mà
  • Giọng ca Vocal giàu cảm xúc
  • Đầy đủ các tính năng cho đa số người dùng gia đình
Cons:
  • Trải nghiệm Bluetooth chưa thật sự trọn vẹn
  • Khi sử dụng bộ DAC tích hợp, khả năng tách lớp chưa thật sự ấn tượng

a7000 (3 of 7).jpg


Test Equipments:
  • DAC: Ayre Codex
  • Amply: Audiolab 7000A
  • CD Transport: Audiolab 7000CDT
  • Lọc nguồn: Nordost QB8, Audiolab DC Block 6
  • Dây dẫn: Full Loom Nordost Red Dawn
  • Loa: Mission 700, JBL L52
 

Tệp tin đính kèm

  • batch_DSC07958.JPG
    batch_DSC07958.JPG
    1.6 MB · Lượt xem: 478
  • batch_DSC07960.JPG
    batch_DSC07960.JPG
    1.6 MB · Lượt xem: 39
  • batch_DSC07961.JPG
    batch_DSC07961.JPG
    1.4 MB · Lượt xem: 23
  • batch_DSC07962.JPG
    batch_DSC07962.JPG
    1.4 MB · Lượt xem: 39
  • batch_DSC07964.JPG
    batch_DSC07964.JPG
    1.6 MB · Lượt xem: 36
  • DSC08986.jpg
    DSC08986.jpg
    2.4 MB · Lượt xem: 33
  • a7000 (7 of 7).jpg
    a7000 (7 of 7).jpg
    560 KB · Lượt xem: 27
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Tạo tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận tại MXH Audiolab.vn

Bạn cần phải là thành viên của MXH Audiolab.vn để bình luận

Tạo tài khoản

Tạo tài khoản MXH Audiolab.vn rất dễ, làm ngay bạn nhé.

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Nhấn để đăng nhập ngay.

Chủ đề liên quan

Đánh giá Sennheiser Ambeo Soundbar Mini: 'Nhỏ Nhưng Có Võ', 25 triệu nhưng mang công nghệ của loa giá cao hơn gấp nhiều lần

Sennheiser Ambeo Soundbar Mini - Mẫu loa nhỏ gọn chỉ 25 triệu đồng nhưng thừa hưởng rất nhiều những công nghệ của "đàn anh" AMBEO Soundbar giá cao hơn gấp 3 lần. Hãy cùng Audio LAB "mục sở thị"...
audiolab.vn

Đánh giá Pin sạc dự phòng Philips DLP9693 30.000mAh 22.5W: Có sẵn dây cáp đa thiết bị, đèn pin đi du lịch, giá khá hợp lý

Audio LAB mở hộp và đánh giá chi tiết Philips DLP9693 30.000mAh 22.5W - Mẫu pin sạc dự phòng đa năng, tích hợp luôn cả dây cáp kết nối đa thiết bị để không ai bị "bỏ lại" trong những tình huống...
audiolab.vn

Đánh giá Philips DLP6333: Adapter 3 cổng nhỏ gọn, công suất 65W, sạc tốt cho mọi thiết bị, kể cả laptop

Audio LAB mở hộp và đánh giá Philips DLP6333 - Adapter sạc nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, ba cổng kết nối phổ biến và công suất đầu ra đáp ứng tốt cho việc sạc đa thiết bị, kể cả laptop. Philips...
audiolab.vn
Top